Cách phân biệt cá sạch và cá bị nhiễm độc

Vụ cá biển nhiễm độc, chất hàng loạt từ Hà Tĩnh trở vào Quảng Trị gây hoang mang dư luận, không những cho người dân vùng biển mà còn cả những người tiêu dùng. Bởi vậy việc phân biệt cá nhiễm độc và cá tươi đang là vấn đề rất cần thiết đối với mọi người, nhất là chị em nội trợ.

Người dân cần nắm vững những kiến thức chính xác để có thể lựa chọn cho gia đình những con cá tươi ngon, không chứa chất độc hại!

Nguy cơ của ăn cá bị nhiễm độc


Khi ăn cá đã nhiễm kim loại nặng như crom, chì, thủy ngân (thường có trong chất thải của các nhà máy), con người sẽ gián tiếp tích lũy các kim loại nặng này vào cơ thể. Đặc biệt trẻ nhỏ là có nguy cơ cao hơn, nếu tích lũy quá nhiều thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim, giảm IQ (đối với dư thừa kim loại chì), ung thư gan và bệnh dị ứng ngoài da (nếu dư thừa Crom), nguy cơ bệnh suy gan và thận (nếu dư thủy ngân).

Phần nào của cá chứa nhiều kim loại nặng nhất

Phần mang cá

Mang cá là nơi chứa nhiều kim loại nặng nhất trong cơ thể chúng, nên loại bỏ toàn bộ mang cá và phần thịt xung quanh kể cả 2 bên má của cá khi chế biến đồ ăn.

Gan và mỡ cá


Một số loài cá có nhiều mỡ, nên loại bỏ mỡ và toàn bộ nội tạng, nhất là gan. Một số cá lớn như cá thu, cá ngừ đại dương, cá đuối, phần gan cá ăn rất ngon, nhưng nguy cơ cao chứa kim loại ô nhiễm, nên tuyệt đối tránh. Hơn nữa, các sản phẩm dầu omega-3 chiết xuất từ gan cá (fish liver oil) cũng nên tránh dùng cho các bé dưới 10 tuổi.

Cách nhận biết cá bị nhiễm độc

Đối với mang cá

Là cơ quan hô hấp của cá, giống như buồng phổi của con người, phần lớn chất độc sẽ tập trung tại đây. Mang cá bị nhiễm độc không sáng trơn, hơi thô và có màu hồng thâm đậm.

Đối với mắt cá

Cá bị nhiễm độc mắt thường đục chứ không tinh anh như cá bình thường, thậm chí có con mắt còn bị lồi ra ngoài.

Đối với vảy cá

Những con cá nhiễm độc có mủn vảy, lông vảy thành đám, điều này là dấu hiệu của nhiễm khuẩn nặng.

Đối với mùi

Nếu những con cá bình thường có mùi tanh thì những con cá nhiễm độc sẽ có nhiều mùi lạ như mùi dầu hôi, mùi tỏi…

Sờ nắn

Cá không bị nhớt. Khi nhấn dọc thân cá, nếu cá còn đàn hồi thì là cá tươi.

Nhìn chung: Cá bị nhiễm độc nặng thì mình cá không còn nguyên, đầu to đuôi nhỏ, lưng cong gù thậm chí có u. Có con da còn bị vàng và đuôi xanh, có đốm đỏ trên cơ thể, loang lổ, cơ thể xây xước nhiều.

Với những kiến thức trên, các mẹ không phải lo lắng khi chọn mua cho mình những con cá biển tươi và an toàn nữa nhé!

Xem ngay:  Khái niệm: đội trưởng bóng đá và trách nhiệm của họ trong đội bóng

Comment Disabled for this post!